CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ NGS
NGS CONSULTING JOINT STOCK COMPANY

Góc Giải Pháp

Từ lâu nay, khái niệm điện toán đám mây (Cloud Computing/ gọi tắt là Cloud) được nhắc đến như một thành tựu của công nghệ có ý nghĩa “thống trị” lĩnh vực quản lý dữ liệu.

Điện toán đám mây tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển từ: triển khai dữ liệu “khổng lồ”, dự đoán và phân tích ứng dụng của điện toán nhận thức (Cognitive Computing) đến điện toán biên, điện toán ranh giới (Edge Computing). Gartner dự đoán thị trường dịch vụ đám mây công cộng toàn cầu sẽ vượt hơn 200 tỷ đô-la vào năm 2019.

Thời gian gần đây, trên thế giới, điện toán đám mây liên quan đến dữ liệu không còn là mối quan tâm hàng đầu như trước nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động kể trên. Trong bối cảnh việc lưu trữ dữ liệu Cloud, các biện pháp bảo mật, kết cấu dữ liệu, lai tạo, ảo hóa mức hệ điều hành… có sự tiến bộ rõ rệt, chắc chắn năm 2019 sẽ có một bước phát triển mới.

Cloud không chỉ củng cố SOA (Service-Oriented Architecture, Kiến trúc hướng dịch vụ), mà là cải tiến các thực tiễn hướng dữ liệu vào toàn bộ SOE (Service-Oriented Economy, nền kinh tế hướng dịch vụ). Cloud sẽ làm thay đổi thị trường, khiến các nhà cung cấp dịch vụ không chỉ còn đơn thuần bán các dịch vụ, sản phẩm do chính doanh nghiệp tạo ra mà trở thành “một nhà cung cấp dịch vụ cho tất cả mọi người với mọi thứ, từ dịch vụ ứng dụng (applications), chuyển tải công việc (workloads), các trung tâm dữ liệu (data centers)… Nó tạo nên một thế giới rất khác so với cách đây 5 năm” – Jeff McCullough, Phó chủ tịch, Phụ trách bán hàng khu vực châu Mỹ của NetApp đưa ra nhận định.

Thế giới mà Cloud tạo ra cung cấp nhiều dịch vụ, tăng sự lựa chọn cho khách hàng, giá thành linh hoạt, sự nhanh nhạy trong mọi mặt để các tổ chức, doanh nghiệp có thể tận dụng, phát triển. Đó cũng là nguyên nhân khiến Cloud ngày càng trở nên phổ biến.

Các đám mây công cộng (Public Cloud) đã tạo ra những dịch vụ dựa trên mô hình này. “Public Cloud cho phép các tổ chức tập trung vào các phần quan trọng như ứng dụng và dữ liệu, có thể được chọn để chạy độc lập hoặc kết hợp chúng với nhau” - Anthony Lye - Phó chủ tịch cao cấp và Tổng giám đốc NetApp đã nhận xét.

Bằng việc cung cấp các dịch vụ với yếu tố quan trọng nhất của không gian dữ liệu, điện toán đám mây được dự báo sẽ tạo ra một nền kinh tế định hướng dịch vụ phát triển vào năm 2019.

Cơ sở dữ liệu đám mây Cloud Databases , kho Warehouses  và hồ dữ liệu Data Lakes

Các công ty cung cấp điện toán đám mây được xem là mấu chốt của nền kinh tế hướng dịch vụ hiện nay. Nguyên nhân là bởi một phần điện toán dám mây có thể khắc phục được vấn đề đáng lo ngại nhất liên quan đến hệ thống dữ liệu và Hệ thống báo cáo quản trị (Là quy trình tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai thác nguồn dữ liệu đó một cách hiệu quả).

“Hiện tại là một thế giới rất khác so với 5 năm trước”

Lợi ích mở rộng của điện toán đám mây phù hợp với khả năng mở rộng, phát triển nhanh của dữ liệu các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, khả năng liên kết các nguồn dữ liệu, phân tích và xử lí các dữ liệu có sẵn cho các doanh nghiệp mới là lợi ích chính của “đám mây”. Ngay khi có dữ liệu trên đám mây, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào các dịch vụ khác.

“Hiện tại, tôi đang chạy các ứng dụng của mình trên Cloud. Tôi có thể được cung cấp dữ liệu mình muốn tìm một cách nhanh chóng thông qua self-service. Đó cũng là lợi ích mà điện toán đám mây mang lại.

Dịch vụ điện toán đám mây sẽ giúp giảm thiểu những chi phí, đầu tư thiết kế ban đầu, làm cho mọi việc trở nên dễ dàng. Nó cũng linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh, thêm mới, thay đổi” - Anand Janefalkar, Giám đốc điều hành UJET chia sẻ.

Kết cấu dữ liệu

Khả năng truy cập là yếu tố rất quan trọng trong việc triển khai trên nền tảng đám mây và các dịch vụ đám mây. Điều này trở nên khó khăn hơn khi khối lượng dữ liệu và các ứng dựng được tăng lên một cách nhanh chóng theo nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp.

Phương pháp triển khai hybrid phổ biến nhất là giữa cơ sở hạ tầng vật lý (Server vậy lý, Colocation) và trên Cloud để mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng của tổ chức lên Cloud trong khi vẫn duy trì kết nối các tài nguyên Cloud với hệ thống nội bộ. Hình thức này ngày càng trở thành hữu hiệu để thống nhất dữ liệu và khả năng truy cập.

Tiện ích này càng trở nên quan trọng cho việc triển khai quốc tế, một điều vốn dĩ rất khó khăn khi áp dụng ở phạm vi quốc gia, khu vực địa lý mới và Cloud Computing là một giải pháp tốt để đáp ứng yêu cầu đó.

Bảo mật và ảo hóa

Yêu cầu về bảo mật và những rủi ro an toàn thông tin là nỗi lo lắng “dai dẳng” nhất đối với việc áp dụng Cloud. Tuy nhiên, mặc dù lo ngại về việc bảo mật dữ liệu của đám mây nhưng chỉ cần lựa chọn đúng nhà cung cấp Cloud có các chuẩn an toàn thông tin được các tổ chức công nhận thì lợi ích bảo mật của giải pháp đám mây lại là điểm mạnh của nó khiến khách hàng hài lòng.

“Ưu điểm truyền thống của bảo mật Cloud Computing là phương pháp bảo vệ nhiều lớp, trong đó có firewall, network, máy chủ đến các ứng dụng bảo vệ. Dữ liệu được bảo bọc ở giữa” – Kĩ sư giải pháp cao cấp của Drake Hyland, ông Steven Wyant giải thích. 

“Tính bảo mật và sự rủi ro về an toàn thông tin vẫn là những ức chế “dai dẳng” nhất đối với người dùng khi áp dụng điện toán đám mây”

Cách để thiết lập và đảm bảo các lớp bảo vệ được cập nhật liên tục, ngăn chặn các cuộc tấn công vào dữ liệu chính là ảo hóa dữ liệu. Trong môi trường đám mây, việc xây dựng một máy chủ ảo sẽ giải quyết được nhu cầu khi cần một cái gì đó mới, ví dụ như một hệ điều hành mới, mọi thứ được thao tác rất nhanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh việc tiếp cận đám mây dễ dàng ở toàn cầu, các tổ chức, doanh nghiệp phải thận trọng về cách giao thức bảo mật. Các giao thức bảo mật và các yêu cầu quản trị cần được thiết lập khác nhau, tùy theo vị trí của dữ liệu.

Ngăn chặn vi phạm

Các phần mềm được thiết lập là cơ chế tốt để triển khai đám mây lai Hybrid Cloud and và đa đám mây Multi-cloud. Chúng tạo điều kiện bảo mật lớp ứng dụng. Phương pháp này cho phép các tổ chức, doanh nghiệp triển khai linh hoạt bảo mật vành đai ở bất cứ nơi nào mà họ muốn cách ly các dịch vụ của mình từ truy cập chi tiết, truy cập người dùng… Cách tiếp cận này làm giảm tỉ lệ tấn công dữ liệu của các hacker, mã hóa dữ liệu vì mục tiêu cơ bản là giảm sự rủi ro cho sữ liệu, giảm số lượng vi phạm an toàn thông tin một cách đáng kể.

Cloud Container - Gói mây

Hệ thống Cloud Container  thường được sử dụng trong hình thức đám mây lai Hybrid Cloud và đa đám mây Multi-cloud. Các hệ thống Container dựa trên đám mây là một sự thay thế cho các máy ảo và cho phép các ứng dụng được triển khai một cách nhanh chóng, tin cậy, nhất quán và dễ hiểu - điều này cho phép việc phát hành nhanh chóng các tính năng và phần mềm mới một cách đáng tin cậy. Hơn nữa, các nhà cung cấp đám mây có thể cung cấp các dịch vụ quản lý container được lưu trữ cũng như phân biệt nền tảng của họ với nhau thông qua các hệ thống chứa đám mây (cloud container systems)

Các Container cũng rất quan trọng đối với nền kinh tế hướng dịch vụ của đám mây vì nó cho phép các tài nguyên hoạt động multiple settings, giúp tăng cường kết cấu dữ liệu tạo ra những ảnh hưởng đến các yếu tố khác ngoài vị trí của dữ liệu. Hệ thống Container siêu dễ dàng để xác định tính di động. Những thứ bạn cần để di chuyển giữa các đám mây đó, bạn có thể tiêu chuẩn hóa chúng trong các Container , sau đó lấy các Container này và đặt vào trong môi trường bạn mong muốn. Việc làm này dễ dàng hơn nhiều so với khi ứng dụng chỉ chạy trên hệ điều hành – chia sẻ của  Adam Carter- Kiến trúc sư trưởng sản phẩm NetApp

Tương lai của Cloud

Những tiến bộ của Cloud đang tạo ra lợi thế dẫn đầu. Tài sản dữ liệu của các doanh nghiệp từ một sản phẩm tập trung trở thành 1 sản phẩm dựa trên dịch vụ. Các tổ chức, doanh nghiệp mới hiện nay đều có xu hướng quản lý dữ liệu trên Cloud. Với mô hình truyền thống, các doanh nghiệp phải tự lập một hệ thống vận hành, mua sắm server, phải mất từ 4 – 6 tháng mới hoàn thành xong. Trong khi đó, nếu áp dụng điện toán đám mây, với công nghệ tiên tiến, như Public Cloud chỉ cần chưa đến 05 phút là có thể khởi tạo mới; Private Cloud HCI chỉ cần chưa đến 01 tuần là mọi thứ có thể hoàn thiện.

Tuy nhiên, đối với những công ty đã có hệ thống CNTT được thiết lập trước đó, họ lo lắng hơn như về tính bảo mật của đám mây, những rủi ro và giá cả nên việc tiếp cận chuyển đổi lên Cloud sẽ có những băn khoăn nhiều hơn. Một lưu ý được đưa ra là các doanh nghiệp, tổ chức khi muốn đưa dữ liệu lên “Đám mây”, cần phải có những tính toán, dự đoán về dịch vụ quản lí dữ liệu của mình không chỉ ở hiện tại mà cả việc mở rộng trong tương lai để quyết định những thông số cho hợp lí, dễ dàng cho việc thay đổi sau này.

 

(Theo Aibusiness)

NGS CONSULTING JOINT STOCK COMPANY.

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ NGS.

ĐỊA CHỈ:
TẦNG 4, TÒA NHÀ 6TH ELEMENT, ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN HUYÊN, QUẬN TÂY HỒ, TP. HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HCM:
TẦNG 1, TÒA NHÀ ĐÔ THÀNH, 81 CAO THẮNG, PHƯỜNG 3, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH

ĐIỆN THOẠI:
HN - (+84) 24 3858 3858     HCM - (+84) 28 6654 3950 
TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ: (+84) 1800 9476