Chắc bạn không xa lạ gì với câu slogan “ khách hàng là thượng đế”. Câu nói “khách hàng là thượng đế”có còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không? Nhưng thực sự câu nói này có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh?
KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ
Đây là câu châm ngôn nổi tiếng và gần như hoàn mỹ dành cho các doanh nhân Nhật Bản. Thương hiệu Nhật Bản về chất lượng thì khó có thể có quốc gia nào vượt qua. Họ không chỉ xây dựng thương hiệu này trong một vài ngày. Mà họ phải gây dựng hàng trăm năm, mới có thể có thương hiệu như ngày hôm nay.
Một trong số các phương châm kinh doanh của người Nhật. Khách hàng là trung tâm, là đối tượng doanh nghiệp luôn hướng tới. Nội dung chính của phương châm kinh doanh” Khách hàng là thượng đế”:
1. Khách hàng là ưu tiên hàng đầu:
Một doanh nghiệp khi kinh doanh hay bán bất kỳ sản phẩm nào đều cần có khách hàng của riêng mình. Nhu cầu của khách hàng quyết định có nên tạo ra sản phẩm đó hay không. Sản phẩm đó cần đáp ứng những điều kiện gì mới làm hài lòng khách hàng.
Khách hàng không có thời gian để đi mua hàng, doanh nghiệp chuyển hàng đến tận nơi. Nếu khách hàng không đủ tiền trả ngay, họ có thể trả góp. Khách hàng chưa dùng sản phẩm đó bao giờ, họ sẽ được dùng thử trước khi mua hàng. Mọi vấn đề hay khó khăn của khách hàng đều được các nhà kinh doanh cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ.
“ Nếu không đặt khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn không thể phát triển được.
2. Nghĩ cho khách hàng:
Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ nghĩ làm sao để bán được hàng, thu được nhiều lợi nhuận thì sẽ không phát triển lâu dài được.
Đặc biệt có một câu chuyện về hãng xe Nhật Bản khi thông báo về lỗi của dòng xe mới ra trên thị trường. Nếu không thông báo thì khi xe gặp sự cố dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm chết người. Nếu thông báo về sự khiếm khuyết này, doanh nghiệp phải thu hồi toàn bộ dòng xe đó, bồi thường và chi phí liên quan là hàng triệu đô la. Nhưng vì nghĩ cho sự an toàn của khách hàng. Họ đã chọn lựa thông báo và thu hồi xe trên toàn nước Mỹ.
Xét về mặt kinh tế thì họ bị thiệt hại rất lớn. Nhưng về thương hiệu của họ sẽ tăng lên rất nhiều trong lòng khách hàng. Uy tín và niềm tin của công ty đó sẽ được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Đây là một trong các ưu điểm mà phương châm” khách hàng là thượng đế “đem lại cho doanh nghiệp của bạn.
3. Hàng tốt mà giá rẻ - Phương châm của người Nhật:
Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ nghĩ làm sao để bán được hàng, thu được nhiều lợi nhuận thì sẽ không phát triển lâu dài được.
Đặc biệt có một câu chuyện về hãng xe Nhật Bản khi thông báo về lỗi của dòng xe mới ra trên thị trường. Nếu không thông báo thì khi xe gặp sự cố dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm chết người. Nếu thông báo về sự khiếm khuyết này, doanh nghiệp phải thu hồi toàn bộ dòng xe đó, bồi thường và chi phí liên quan là hàng triệu đô la. Nhưng vì nghĩ cho sự an toàn của khách hàng. Họ đã chọn lựa thông báo và thu hồi xe trên toàn nước Mỹ.
Xét về mặt kinh tế thì họ bị thiệt hại rất lớn. Nhưng về thương hiệu của họ sẽ tăng lên rất nhiều trong lòng khách hàng. Uy tín và niềm tin của công ty đó sẽ được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Đây là một trong các ưu điểm mà phương châm” khách hàng là thượng đế “đem lại cho doanh nghiệp của bạn.
4. Luôn luôn lắng nghe khách hàng:
Đối với người Nhật thì mọi sự đóng góp của khách hàng, có thể giúp doanh nghiệp phát triển, cải tiến sản phẩm. Với họ kinh doanh không chỉ là bán sản phẩm là xong. Họ không chỉ bán sản phẩm là bán cả thái độ, hành xử đối với khách hàng. Làm dịch vụ mà không có thái độ tốt, cư xử có văn hóa với khách hàng thì sẽ không dài lâu.
Lắng nghe khách hàng để rút kinh nghiệm, là bài học để phục vụ cho khách hàng tốt hơn.
Với phương châm này các doanh nghiệp Nhật Bản đã xây dựng thành công thương hiệu Nhật Bản. Nhưng phương châm này có phù hợp hiện nay hay không?
PHƯƠNG CHÂM "KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ" CÓ PHÙ HỢP VỚI THỜI NAY KHÔNG?
Theo tôi, mỗi người sẽ có quan điểm cá nhân khác nhau về câu hỏi trên. Theo quan điểm của mình, tôi cho rằng quan điểm này vẫn phù hợp với thời đại ngày nay. Tuy nhiên cần áp dụng sao cho phù hợp. Một số trường hợp cần xem xét về phương châm này.
Khách hàng cư xử thô lỗ với nhân viên:
Có nhiều khách hàng nghĩ mình là “ thượng đế”, nên cư xử thô lỗ với nhân viên của doanh nghiệp. Theo bạn trong trường hợp này, khách hàng có còn là thượng đế hay không? Theo tôi, nếu khách hàng có hành vi thiếu văn hóa với nhân viên thì cần xử lý tốt hơn.
Ví dụ: một nhân viên trong bán hàng bị một vị khách chạm vào người. Khách hàng và nhân viên có xảy ra cãi vã. Bạn nên làm gì trong tình huống trên, nếu bạn là quản lý. Vị khách hàng đó là khách vip của cửa hàng.
Có nên bỏ khách hàng đó khi họ đưa ra những yêu cầu không hợp lý?
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn chuyên sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị máy điều hòa cho gia đình. Khi nhân viên của bạn đến bảo dưỡng cho một khách hàng. Người này không những cư xử thô lỗ, bắt nhân viên thực hiện các công việc không liên quan đến nhiệm vụ. Nhân viên này từ chối thì bị khách hàng kia gọi điện về công ty, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Theo bạn, chủ doanh nghiệp nên làm gì trong tình huống này.
TỔNG KẾT
Với phương châm”Khách hàng là thượng đế”, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển dài lâu và thành công. Khách hàng luôn là yếu tố số một mà doanh nghiệp cần quan tâm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần xử lý tốt hơn khi gặp phải vị khách hàng khó tính. Nếu không hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng có thể là nhân viên hoặc vị khách hàng đó.