Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người, đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó.
Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC).
Ngành công nghiệp 4.0 phát triển dựa trên các công nghệ nền tảng sau:
- AI (Artificial Intelligence) – Trí tuệ nhân tạo: Công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ, học tập, cư xử, thích ứng,… của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng – 98.8% hoặc xác định), tự sửa lỗi
- Big Data – Dữ liệu lớn: Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Những tập dữ liệu lớn này có thể bao gồm các dữ liệu có cấu trúc, không có cấu trúc và bán cấu trúc. Dữ liệu tạo thành các kho dữ liệu lớn có thể đến từ rất nhiều nguồn bao gồm: Dữ liệu các thiết bị tìm kiếm, kênh truyền thông xã hội, ứng dụng dành cho máy tính và thiết bị di động, thí nghiệm khoa học, thiết bị cảm biến và các thiết bị khác trong internet (IoT)….
- Cloud Computing – Điện toán đám mây: Điện toán đám mây là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính và dịch vụ cho người dùng thông qua Internet. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây, vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối với hệ thống internet. Các mô hình Cloud Computing phổ biến bao gồm:
- Public Cloud: Các dịch vụ, ứng dụng trên Public Cloud đều nằm trên cùng một hệ thống Cloud. Tức là tất cả người dùng sẽ dùng chung tài nguyên. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý và bảo vệ dữ liệu trên đám mây.
- Private Cloud: Cung cấp cho các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn dữ liệu. Private Cloud do doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
- Hybrid Cloud: Sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud, thường sẽ do doanh nghiệp tạo ra và quản lý thông tin. Dữ liệu sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Public Cloud.
- IoT (Internet of Things) – Internet vạn vật: Internet Vạn Vật, là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.
- VR (Virtual reality) – Thực tế ảo: VR là công nghệ giúp con người có thể cảm nhận, trải nghiệm trong không gian mô phỏng (có thể giống hoặc toàn toàn khác với thế giới thực). Môi trường VR được tạo lập bởi các phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi các thiết bị thông minh.
- AR (Augmented reality) – Thực tế tăng cường: Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR, được phát triển dựa trên VR, là một công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại), không phải tách người dùng ra một không gian riêng như VR, hỗ trợ người sử dụng tương tác với những nội dung ảo ngay trong đời thật (như chạm, tóm, phủ lớp hình ảnh lên trên ảnh thật,…).
- Xu hướng SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud) – Mạng xã hội, di động, phân tích, điện toán đám mây: SMAC là từ viết tắt của Social (Xã hội), Mobile (Di động), Analytics (Phân tích, dựa trên Big Data) và Cloud (Đám mây), với ý tưởng kết hợp 4 công nghệ này vào một luồng cấu trúc nhằm tạo ra các loại sản phẩm và gói dịch vụ mới đem lại những giải pháp hiệu quả và cơ động cho người tiêu dùng.
Microsoft Azure
Một trong những nền tảng public cloud đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về thị trường cũng như cất lượng dịch vụ là dịch vụ public cloud của Microsoft ( Microsoft Azure). Dịch vụ public cloud của Microsoft được phân loại thành 3 mô hình dịch vụ cơ bản:
- Infrasructure as a service (Iaas) – Dịch vụ cơ sở hạ tầng: dịch vụ Iaas sẽ cung cấp cho khách hàng các server (máy chủ), thiết bị mạng, bộ nhớ, CPU, storage (không gian lưu trữ ), trang thiết bị trung tâm dữ liệu và một số tính năng bảo vệ an ninh nâng cao.
- Platform as a service (Paas) – Dịch vụ nền tảng: Mô hình dịch vụ giúp các developer có thể phát triển. Nó cho phép triển khai các ứng dụng, website trên đám mây. Paas được trang bị thêm các công cụ phát triển doanh nghiệp thông minh (BI), Middleware và nhiều tool khác. Với Paas, người dùng sẽ có một nền tảng (Platform) được cài đặt sẵn để phù hợp cho việc phát triển ứng dụng.
- Software as a service (Saas) – Dịch vụ phần mềm: Mô hình dịch vụ điện toán đám mây cao nhất hiện nay, cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng dễ dàng trên nền tảng đám mây thông qua internet. Đơn giản hơn, Saas sẽ cung cấp phần mềm/ứng dụng chạy trên internet. Từ đó người dùng cuối (end-user) có thể sử dụng ngay. Nhà cung cấp dịch vụ Saas có thể lưu trữ trên server của họ, hoặc cho phép người dùng tải xuống và vô hiệu hóa nó khi hết hạn. Ví dụ điển hình cho mô hình dịch vụ này là Microsoft Office 365, OneDrive…
NGS I.T là đối tác hàng đầu của Microsft trong việc cung cấp dịch vụ public cloud ( Microsoft Azure ), đặc biệt là trong lĩnh vực triển khai ứng dụng trên nền tảng dịch vụ IaaS của Microsoft Azure.
NGS I.T là đối tác đầu tiên của Microsoft tại Việt Nam thực hiện triển khai thành công ứng dụng SAP S/4 HANA trên nền tảng Microsoft Azure.