Ngày 19/11 hàng năm được Liên Hiệp Quốc (UN) công nhận là ngày Quốc tế Đàn ông (International Men's Day), thế nhưng hầu như chẳng mấy ai nhớ đến ngày này. Trong khi các dịp kỷ niệm phụ nữ trở thành sự kiện thu hút giới truyền thông thì dường như ngày của nam giới lại chẳng được ai quan tâm.
Cùng xem giải bóng đá điện tử PES và tranh tài Mortal Kombat của NGSC tại đây
Mục đích của ngày Quốc tế Đàn ông (ngày Quốc tế Nam giới) là tập trung vào sức khỏe của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và làm nổi bật vai trò của nam giới.
Tương tự như ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày 19/11 là dịp để nam giới nêu bật sự phân biệt đối xử với họ và để kỷ niệm những thành tựu và đóng góp của mình, đặc biệt là đóng góp đối với cộng đồng, gia đình, hôn nhân và chăm sóc con cái.
Cho đến hiện nay, hầu hết những công việc nặng nhọc nhất, nguy hiểm nhất là do đàn ông gánh vác. Hệ quả này một phần do bản chất đàn ông có sức khỏe và sức mạnh tốt hơn phụ nữ, bởi vậy họ mới được coi là "phái mạnh" trong khi phụ nữ được mặc định coi là "phái yếu". Điều nay vô hình chung khiến gia tăng gánh nặng tâm lý cho nam giới khi họ đồng thời phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm ở gia đình, trong công việc và ngoài xã hội. Bởi vậy có lẽ ngày 19/11 nên được dành sự chú ý nhiều hơn từ chính phủ và xã hội, khi nam giới đang dần trở thành đối tượng cũng cần được sự quan tâm của cộng đồng.
Ngày Quốc tế Đàn ông được tổ chức tại trên 170 quốc gia, trong số đó có Việt Nam. Theo nhiều nhà tổ chức, sự kiện này được kỷ niệm để nêu bật tầm quan trọng đến sự phân biệt đối xử đối với nam giới và trẻ em trai trong các lĩnh vực y tế, luật gia đình, giáo dục và truyền thông. Đồng thời, sự kiện này cũng để vinh danh những thành tựu tích cực và đóng góp của nam giới cho xã hội. Theo một số chuyên gia nghiên cứu, ngày Quốc tế Đàn ông được thành lập không phải để cạnh tranh với Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 mà nhằm tôn vinh cũng như nói lên các vấn đề bất bình đẳng của nam giới.